Cung cấp van bướm các loại

Van bướm là gì? Van bướm được ứng dụng rất phổ biến trong các hệ thống đường ống. Tuy nhiên, Bạn hiểu bao nhiêu về loại van công nghiệp này? Bạn biết bao nhiêu mẫu van bướm? Cấu tạo – nguyên lý hoạt động của nó ra sao?

Dưới cương vị là nhà nhập khẩu và phân phối trực tiếp, vankhinen sẽ làm rõ tất cả về van bướm trong bài viết này. Nếu Bạn đang tìm hiều loại van này thì đừng bỏ lỡ nhé!

Van bướm là gì?

Van bướm(Butterfly valve trong tiếng Anh) là một loại thiết bị van công nghiệp có thân van tương đối giống hình con bướm. Nó là một loại van 2 chiều có thể ứng dụng như van chặn hoặc van điều tiết. Chúng được dùng để đóng mở, điều tiết lưu lượng (hoặc hướng dòng chảy) của lưu chất trong đường ống. Chúng còn được biết đến bởi tên gọi danh định như: Van cánh bướm.


Các tùy chọn van bướm

Để đáp ứng nhu cầu sử dụng trong thực tế lớn và đa dạng, van bướm cũng phải được sản xuất rất đa dạng các tùy chọn. Tùy vào nhu cầu sử dụng, môi trường lưu chất,… đều có loại van cánh bướm phù hợp. Quý vị có thể tham khảo một số tùy chọn van bướm phổ biến dưới đây:

Tùy chọn về kiểu điều khiển

  • Van bướm tay gạt – tay kẹp: Là dòng van dạng cơ, điều khiển hoàn toàn bằng tay (sức người). Cũng vì vậy, chúng có giới hạn về kích cỡ để thuận tiện vận hành đóng mở. Cụ thể: từ DN40 – DN300. Nhưng van tay gạt lại có ưu điểm là đóng mở nhanh.
  • Van bướm tay quay – vô lăng: Là dòng van dạng cơ điều khiển bằng tay quay vô lăng, có tích hợp hộp bánh răng trợ lực. Điều này giúp vận hành van thuận tiện hơn; Cũng vì vậy, kích cỡ của van được trải rộng từ DN40 – DN1200. Nếu Có nhu cầu số lượng phù hợp, các đơn vị sản xuất có thể chế tạo kích cỡ lớn hơn.
  • Van bướm điều khiển bằng điện – điều khiển bằng mô tơ điện: Là loại van được điều khiển tự động bằng mô tơ điện. Kích cỡ van trải rộng từ DN40 – DN600. Điện áp mô tơ điện sử dụng: 220VAC, 24VDC, 380VAC.
  • Van cánh bướm điều khiển khí nén: Là loại van điều khiển tự động bằng khí nén. Kích cỡ van từ DN40 – DN600. Nguồn khí nén sử dụng áp lực từ 3 – 8bar.


Tùy chọn chất liệu van bướm

Các môi trường lưu chất có đặc tính khác nhau sẽ yêu cầu tiêu chuẩn kỹ thuật khác nhau. Ví dụ như yêu cầu về chống ăn mòn, chịu nhiệt độ, chịu áp suất. Từ đó, chất liệu van bướm cũng có các tùy chọn để đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật này.

  • Thân gang cánh inox, gioăng cao su EPDM: thường dùng cho các môi trường nước, nước thải đã qua xử lý…
  • Van bướm toàn thân inox gioăng teflon PTFE: chất liệu inox 304, thường dùng cho hệ thống xử lý nước thải, nước nóng, hệ thống lưu chất có tính ăn mòn.
  • Van bướm nhựa: Chất liệu nhựa PVC, uPVC, gioăng teflon PTFE. Chúng thường được ứng dụng cho môi trường lưu chất có tính ăn mòn, axit có nồng độ cao.


Tùy chọn thương hiệu – xuất xứ van bướm

Hiện nay, trên thị trường tồn tại rất nhiều thương hiệu van bướm với các xuất xứ khác nhau như: Hàn Quốc, Nhật Bản, Malaisia, Đài Loan,… Tùy nhiên, tại đây, chúng tôi sẽ đưa ra các thương hiệu, xuất xứ sản phẩm mà Công ty TNHH Thương Mại Tuấn Hưng Phát đang phân phối. Cụ thể:

  • Van bướm Hàn Quốc Wonil – KosaPlus: Tuấn Hưng Phát đang phân phối độc quyền dòng van cơ: van bướm tay gạt – tay quay có thương hiệu Wonil Hàn Quốc; và van điều khiển tự động: van điều khiển điện, khí nén Hàn Quốc thương hiệu Kosaplus.
  • Van bướm Đài Loan: Đơn vị phân phối các loại van bướm nhựa tay gạt, tay quay; và van điều khiển điện – khí nén Haitima Đài Loan


Cấu tạo của van bướm

Gồm 5 bộ phận chính: Thân van, gioăng làm kín, đĩa van, ty van (hay trục van), thiết bị điều khiển. Trong đó:


  • Thân van dạng khung tròn, có thiết kế thêm tai bích (van bướm Wafer – tai bích) hoặc lỗ bích (van bướm 2 mặt bích). Chất liệu thân van thường bằng gang, inox 304, hoặc nhựa.
  • Gioăng làm kín có chất liệu bằng cao su EPDM (hoặc NBR), Teflon PTFE. Chúng có chức năng làm kín các mối liên kết giữa các bộ phận của van, giữa van với đường ống.
  • Đĩa van thường bằng inox 304. Đây là thiết bị ngăn chặn hay cho phép lưu chất đi qua van.
  • Ty van: thường bằng inox 304. Đây là thiết bị truyền động điều khiển để đĩa van đóng hay mở dòng lưu chất.
  • Thiết bị điều khiển: Có thể là tay kẹp; tay quay vô lăng; bộ điện điều khiển van, bộ khí nén điều khiển van. Chúng có tác dụng điều khiển vận hành van bướm đóng – mở.

Ty van được lồng vào trong thân van. Một đầu của ty van được gắn với đĩa van; đầu còn lại được gắn với thiết bị điều khiển. Kết cấu thiết bị điều khiển – ty van – đĩa van là hệ truyền động vận hành đóng mở chủ đạo ở van bướm.

Nguyên lý hoạt động của van cánh bướm

Kết cấu truyền động thiết bị điều khiển – ty van – đĩa van có cơ chế vận hành xoay ngang góc tối đa 90 độ. Khi van ở trạng thái đóng hoàn toàn, đĩa van nằm song song với thân van; và chắn ngang - ngăn cách dòng lưu chất – không cho chúng đi qua. Khi vận hành mở van, lực tác động điều khiển từ thiết bị điều khiển truyền đến ty van – đĩa van; khiến ty van – đĩa van xoay ngang góc tương ứng (tối đa 90 độ). Ở trạng thái ở hoàn toàn, đĩa van nằm vuông góc với thân van, song song với hướng chảy dòng lưu chất – cho phép lưu chất đi qua với lưu lượng lớn nhất.

Tổng kết

Như vậy chúng ta đã cùng tìm hiểu rất chi tiết về van bướm. Tới đây, chắc hẳn Quý Vị và các Bạn đã có thể tự mình giải đáp được các vấn đề: van bướm là gì? có những loại van bướm nào? Van bướm có cấu tạo và cơ chế vận hành như thế nào?

Mặc dù bài viết mới dừng tại tìm hiểu về van bướm, chưa phân tích cặn kẽ về từng tùy chọn, từng mẫu van bướm. Nhưng, chúng tôi vẫn hi vọng đây sẽ là một tài liệu tổng quan có giá trị giúp Quý Vị và các Bạn bước đầu tiếp cận, làm quen với loại van này. Cảm ơn Quý Vị đã theo dõi bài viết.

Truy cập: https://tuanhungphat.vn/ để tìm hiểu các sản phẩm van công nghiệp khác. 

I BUILT MY SITE FOR FREE USING